Ngoài ra, đậu xanh rất có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...
Đậu xanh (để nguyên vỏ) 100 g, lá sen tươi l/4 lá, gạo tẻ 100 g. Đậu xanh rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Khi Đậu xanh chín mềm, cho gạo tẻ và lá sen vào nấu nhừ thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 tô.
Món ăn này có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì.
Tốt cho người tiểu đường: Đậu xanh cả vỏ giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn. Do vậy, những người bị bệnh tiểu đường nên ăn đậu xanh cả vỏ thường xuyên.
Ngăn ngừa ung thư: Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, đối với người già và trẻ em không nên ăn nhiều đậu xanh vì trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu. Hơn nữa đậu xanh thuộc loại thức ăn lạnh, nếu ăn nhiều đỗ xanh thì bệnh sẽ dễ bị tái phát.
T.H.
(Theo nguồn: http://daidoanket.vn/dinh-duong/tac-dung-ky-dieu-cua-dau-xanh-tintuc401530)